Các loại màng keo phổ biến trên thị trường 2023

mang-keo-avt

Có rất nhiều loại màng keo được sử dụng trong các ngành công nghiệp. Mỗi loại màng keo đều có đặc tính và công dụng riêng. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các loại màng chống xước phổ biến trên thị trường hiện nay.

1. Màng keo là gì? 

Màng keo là một loại vật liệu được sử dụng để bảo quản bề mặt, hạn chế tình trạng oxi hóa, bạc màu do các tác nhân môi trường hoặc tình trạng trầy xước do va đập. Màng dính chống xước bao gồm một lớp của chất keo thường là polymer được áp dụng lên một tấm màng nhựa hoặc giấy để tạo thành một lớp bề mặt có khả năng bám dính. Màng thường có tính chất dẻo, độ co dãn tốt và có khả năng bám dính tốt với nhiều loại bề mặt khác nhau.

mang-keo-1
Màng keo là gì?

Màng keo có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày và trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại màng keo như màng PP, màng PVC, màng BOPP,… mỗi loại mang chống xước sẽ đáp ứng các yêu cầu và ứng dụng cụ thể. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn loại màng keo phù hợp để đảm bảo chất lượng của bề mặt kim loại.

—-> Xem thêm: Phân biệt màng keo cao phân tử và màng PE

2. Các loại màng keo chống xước phổ biến

Dưới đây là một số loại màng chống xước phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

2.1 Màng keo OPP

Màng OPP là một loại màng keo được sản xuất từ polypropylene có cấu trúc được kéo dãn hai chiều. Quá trình kéo dãn này làm cho màng OPP có đặc tính tương tự như nhựa polypropylene nhưng có tính đàn hồi cao và bề mặt khá bóng.

mang-keo-2
Màng keo OPP

Màng OPP thường được sử dụng rộng rãi trong ngành đóng gói, bao gồm đóng gói thực phẩm, đồ điện tử, sản phẩm công nghiệp. Loại màng này có độ trong suốt cao cho phép người dùng nhìn thấy bề mặt kim loại bên trong mà không cần mở. Màng OPP có độ bền và độ dẻo tốt, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi va chạm trong quá trình vận chuyển và sử dụng. Đồng thời chúng cũng có khả năng chống thấm tốt bảo vệ hàng hóa khỏi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.

Đặc biệt màng OPP rất thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Với đặc điểm đó màng OPP được sử dụng để bao bọc thực phẩm như bánh kẹo, bánh mì, snack giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon và hạn chế sự tiếp xúc của thực phẩm với không khí.

2.2 Màng keo BOPP 

Màng BOPP là một loại màng keo được sản xuất từ polypropylene (PP) thông qua quá trình kéo dãn hai chiều. Màng BOPP bao gồm 3 lớp khác nhau: lớp polypropylene, lớp keo và lớp phủ bên ngoài.

  • Lớp polypropylene (PP): Đây là lớp chính của màng BOPP, được làm từ polypropylene, một loại polymer có tính chất vượt trội về độ bền và độ bền nhiệt. Lớp PP cung cấp tính chất cơ học và cấu trúc cơ bản cho màng BOPP.
  • Lớp keo: Đây là lớp keo được áp dụng lên một mặt hoặc cả hai mặt của lớp PP. Keo thường là một loại polymer dẻo, nhờ tính chất bám dính của nó, giúp màng BOPP bám dính chắc chắn trên các bề mặt khác nhau.
  • Lớp phủ: Trên một hoặc cả hai mặt của lớp PP, có thể có lớp phủ bảo vệ hoặc lớp phủ cho mục đích in ấn. Lớp phủ bảo vệ bổ sung một lớp chống trầy xước hoặc chống tia cực tím (UV) để bảo vệ sản phẩm và tăng tuổi thọ của màng BOPP. Lớp phủ cho in ấn giúp màng BOPP nhận được mực in các hình ảnh, thông tin và nhãn mác tốt hơn.
mang-keo-3
Màng keo BOPP

Cấu trúc màng keo BOPP này được tạo ra thông qua quá trình kéo dãn hai chiều (biaxially oriented), trong đó màng PP được kéo dãn ngang và dọc để tạo ra một cấu trúc màng nhỏ gọn và đồng nhất. Điều này cho phép màng bảo vệ BOPP có độ bền tốt hơn, bảo vệ bề mặt cao hơn.

2.3 Màng chống xước PE

Màng PE (Polyethylene) là một loại màng keo được sản xuất từ polyethylene, một polymer có tính chất dẻo, đàn hồi và không độc hại, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

Màng PE gồm 2 lớp chính:

  • Lớp polyethylene: Đây là lớp chính của màng PE, được làm từ polyethylene với độ dẻo và tính chất cơ học phù hợp. Lớp này có khả năng co dãn, đàn hồi và chịu lực tốt, giúp bảo vệ sản phẩm bên trong và đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
  • Lớp keo: Một số loại màng PE có thể có lớp keo được áp dụng lên một mặt hoặc cả hai mặt của lớp polyethylene. Lớp keo này giúp màng PE bám dính chắc chắn trên các bề mặt khác nhau giúp màn bảo vệ sản phẩm tốt hơn.

Với những đặc tính đặc biệt của nó màng chống xước PE được ứng dụng rất nhiều trong đời sống của chúng ta và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm.

mang-keo-4
Màng PE

Bên cạnh một số màng chống xước mà chúng tôi đã giới thiệu trong bài viết, trên thị trường còn có rất nhiều loại màng keo khác nhau như màng PET, màng TPU, màng PPF, Màng Oleophobic,… Những loại màng chống xước này không chỉ bảo vệ bề mặt khỏi tình trạng mài mòn do tác động vật lý và các tác nhân môi trường mà còn giữ cho bề mặt luôn mới mẻ và tính thẩm mỹ cao. Do đó, bạn hãy lựa chọn một loại màng keo phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

2.4. Màng keo cao phân tử

Màng keo cao phân tử hay còn gọi là màng keo dính nhôm. Là lớp màng keo dày khoảng 0.02mm, 0.03mm dính 2 mặt có tác dụng kết dính lớp nhôm vào lớp composite trong ngành sản xuất Tấm ốp nhôm. Tấm ốp nhôm nhựa có cấu tạo gồm 5 lớp  là: lớp nhôm bề mặt -lớp màng keo cao phân tử –  lớp nhựa composite – lớp màng keo cao phân tử – lớp nhôm đáy. Lớp màng keo có tác dụng kết dinh các lớp với nhau bằng độ kết dính cao thông qua tác dụng của ép nhiệt.

—->>> Xem thêm: MÀNG KEO CAO PHÂN TỬ

—->>> Xem thêm: NHÔM CUỘN SƠN PHỦ PVDF