Làm thế nào để phân biệt màng keo cao phân tử và màng keo PE? Hai loại màng keo này khác nhau như thế nào? Nếu bạn không biết cách phân biệt hai loại màng keo này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
1. Màng keo cao phân tử là gì? Công dụng của nó như thế nào?
Màng keo cao phân tử (High Molecular Weight Adhesive Film) là một loại màng keo được sản xuất từ các hợp chất như polyurethane, epoxy, acrylic và nhiều loại keo khác. Đặc tính của màng keo cao phân tử là khả năng tạo kết dính mạnh mẽ giữa các bề mặt kim loại, gỗ, nhựa và nhiều vật liệu khác.

Loại màng keo này có nhiều tính năng ưu việt, độ kéo dãn cao thích hợp để sử dụng trong nhiều môi trường và lĩnh vực khác nhau như ngành ô tô, điện tử, y tế, đóng gói hoặc xây dựng,… Màng keo dính cao phân tử có độ bền tốt và khả năng chịu được tải trọng cao. Điều này giúp nó duy trì liên kết vững chắc và chống lại các tác động môi trường với các vật liệu có độ co giãn khác nhau mà không bị tách rời.
Đặc biệt, màng keo cao phân tử còn có khả năng tự phục hồi bằng cách tự động nối liền các vết nứt nhỏ, phù hợp để sử dụng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
2. Màng keo PE là gì? Đặc điểm của màng keo PE
Màng keo PE (Polyethylene Adhesive Film) là một loại màng keo được sản xuất từ polyethylene có tính linh hoạt cao và khả năng chịu được nhiệt độ độ tốt. Màng keo PE thường có một lớp keo mỏng được áp dụng lên một bề mặt của màng polyethylene. Màng keo PE có khả năng kết dính với nhiều bề mặt khác nhau như kim loại, gỗ, nhựa,… Màng keo dính PE có thể chống nước, chống sự xâm nhập của các chất hóa học tốt bảo vệ bề mặt kim loại.

Màng keo PE có khả năng chịu nhiệt tốt, duy trì khả năng bám dính bền bỉ trong môi trường có nhiệt độ cao như môi trường ngoài trời. Đặc biệt, màng keo dính PE thường không chứa các chất gây độc hại và hoàn toàn thân thiện với môi trường. Do đó, nó không gây hại cho sức khỏe người sử dụng và thích hợp cho ứng dụng trong các lĩnh vực y tế và thực phẩm.
3. Cách phân biệt màng keo cao phân tử và màng PE
Để phân biệt 2 loại màng keo cao phân tử và màng chống xước PE, bạn có thể dựa vào những đặc điểm như sau:
- Chất liệu: Màng keo dính cao phân tử có thể được sản xuất từ nhiều loại hợp chất như polyurethane, epoxy, acrylic và các loại keo khác. Trong khi đó, màng PE là một loại màng nhựa polyethylene.
- Đặc tính của 2 loại màng: Màng keo dính cao phân tử thường có khối lượng phân tử cao hơn so với màng PE vì vậy màng keo cao phân tử có khả năng kết dính giữa hai bề mặt mạnh mẽ hơn. Đồng thời, màng keo dính cao phân tử thường có khả năng chịu được áp lực và nhiệt độ cao hơn. Trong khi đó, màng PE có độ bền tốt hơn, nhưng không thể tạo ra khả năng bám dính mạnh mẽ như màng keo dính cao phân tử.
- Ứng dụng: Màng keo dính cao phân tử thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng và lĩnh vực khác nhau, trong khi màng PE thường được sử dụng trong ngành đóng gói, bao bì và cách nhiệt. Vì màng keo cao phân tử có độ bám dính cao và có thể tạo ra sự bám dính tốt trên nhiều loại bề mặt. Trong khi đó Màng PE có độ bám dính thấp hơn nên được sử dụng là một lớp bảo vệ bề mặt hoặc đóng gói.

4. Khả năng chịu nhiệt của màng keo dính phân tử và màng PE như thế nào?
Màng keo dính cao phân tử thường có khả năng chịu nhiệt tương đối cao. Tuy nhiên, độ chịu nhiệt cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào loại keo và thành phần chính của màng. Một số màng keo dính cao phân tử có thể chịu nhiệt đến khoảng 150°C hoặc cao hơn. Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn chịu nhiệt, màng keo dính cao phân tử có thể bị giảm khả năng kết dính và mất đi khả năng đàn hồi của nó.

Ngược lại, màng keo dính PE (Polyethylene) là một loại nhựa có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt. Màng PE có thể chịu được nhiệt độ từ khoảng -50°C đến 80°C, tùy thuộc vào loại PE và phương pháp gia công. Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn chịu nhiệt, màng PE có thể bị biến dạng, mất tính linh hoạt và có thể gây giảm hiệu suất kết dính với bề mặt kim loại.
—-> Xem thêm: Các loại màng cao dính nhôm phổ biến 2023
Như vậy khi so sánh 2 loại màng này chúng ta thấy rằng về công năng sử dụng 2 loại màng này phù hợp với từng mục đích khác nhau. Nếu bạn muốn bảo vệ bề mặt kim loại khỏi tác nhân của môi trường, hạn chế tình trạng trầy xước bề mặt bạn nên sử dụng màng dính PE. Ngược lại, bạn có thể sử dụng màng keo cao phân tử.
Trên đây là bài viết phân biệt màng keo cao phân tử và màng PE. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về hai loại màng này. Nếu bạn đang có nhu cầu mua màng keo cao phân tử và màng PE đừng quên liên hệ với Bắc Hải chúng tôi để được nhân viên tư vấn cụ thể và báo giá chính xác nhất về hai loại màng keo này.